Tượng Thánh Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II cao 220cm được điêu khắc từ Đá cẩm thạch trắng dương cát mịn nguyên khối
Kích thước theo yêu cầu của khách hàng
Nguyên liệu Đá được khai thác từ vùng núi Quỳ Hợp, Nghệ An
Tượng Thánh Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II được thực hiện bởi Cơ Sở Điêu Khắc Đá Mỹ Nghệ HUY HÙNG - Non Nước - Ngũ Hành Sơn - TP. Đà Nẵng
Giá tùy thuộc vào kích thước của Tượng
Mọi chi tiết xin liên hệ:
Cơ Sở Đá Mỹ Nghệ HUY HÙNG
Hotline/Zalo/Viber: (+84) 0918427359
Email: huyhungstatue@gmail.com
Nhận thực hiện theo mọi yêu cầu của quý khách
Chịu trách nhiệm vận chuyển tận nơi trong và ngoài nước
ÐỨC GIOAN PHAOLÔ II - VỊ GIÁO HOÀNG THỨ 264 của Giáo hội Công Giáo
(1978-2005)
Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II tên là Karol Josef Wojtyla, sinh ngày 18/5/1920, nước Ba Lan. Là người con út trong gia đình có ba người con. Năm lên chín tuổi (1929) mồ côi mẹ, năm 21 tuổi mất cả cha (1941). Sau khi học hết chương trình Trung học cậu Josef Wojtyla ghi danh vào Đại học Jagellônica, Cracôvia. Năm 19 tuổi, khi quân xâm lược Naziste đóng cửa trường Đại học (1939), cậu Karol làm việc trong một hầm mỏ (1940-1944) để kiếm sống.
Cảm nghiệm được tiếng gọi của Chúa, năm 22 tuổi (1942) cậu bắt đầu theo học tại Đại Chủng viện Cracôvia dưới sự hướng dẫn của chính Đức Tổng Giám mục Cracôvia. Thầy được thụ phong linh mục năm 26 tuổi (11/11/1946) và được cử đi học tại Roma, rồi làm Giáo sư Thần học.
Vào năm 1948, ngài trở về Ba Lan, lúc đầu làm phó xứ Niegowić, gần Cracovia, và sau đó, làm phó xứ Thánh Floriano, trong thành phố. Đồng thời, ngài cũng làm tuyên úy sinh viên cho đến năm 1951, vừa theo học triết học và thần học. Vào năm 1953, ngài trình luận án tại Đại học Công giáo Lublino với đề tài: “Thẩm định khả năng thiết lập một nền luân lý Kitô từ hệ thống luân lý của Max Scheler”. Sau đó, ngài trở thành giáo sư Thần học Luân lý trong Đại Chủng viện Cracovia và tại Phân khoa Thần học Lublino.
Ngài được thụ phong giám mục vào năm 38 tuổi (28/9/1958) tại nhà thờ chánh tòa Cracôvia. 6 năm sau đó (13/01/1964), Đức Thánh Giáo hoàng Phaolô VI đặt ngài làm Tổng Giám mục Cracôvia và rồi đề cử ngài lên tước vị Hồng y vào ngày 26/6/1967. Ngài tham dự Công đồng Vaticanô II (1962-1965) với sự đóng góp quan trọng trong việc soạn thảo Hiến chế Gaudium et Spes. Với tư cách Hồng y, ngài cũng là thành viên trong 5 Thượng Hội đồng Giám mục trước khi trở thành Giáo hoàng vào ngày 16/10/1978.
Ngài qua đời tại Vatican ngày 02/4/2005 vào chiều thứ Bảy bước vào Ngày Chúa nhật Lòng Chúa Thương Xót.
Từ chiều hôm ấy cho đến lễ an táng của ngài vào ngày 08.04, đã có hơn ba triệu khách hành hương đến Roma để kính viếng ngài, dù phải xếp hàng chờ đợi cả 24 giờ mới có thể vào được bên trong Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô.
Sau đó ngày 28.04, Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI đã miễn chuẩn thời gian chờ đợi 5 năm sau ngày qua đời để khởi sự thủ tục phong chân phước và phong thánh cho Ngài. Thủ tục này đã được chính thức khai mở vào ngày 28.06.2005 do Đức Hồng y Camillo Ruini, Tổng Đại diện coi sóc giáo phận Roma.
Bốn năm sau, ngày 19 tháng 12 năm 2009 ngài đã được Giáo hoàng Bênêđictô XVI phong là Đấng đáng kính và đến ngày 1 tháng 5 năm 2011 ngài được phong chân phước.
Cuối cùng ngài được Giáo hoàng Phanxicô tuyên thánh vào lúc 10g (3g chiều Việt Nam), ngày lễ Lòng Chúa Thương Xót 27.4.2014 ngày 27 tháng 4 năm 2014. Vì ngài là người sáng lập ra Đại hội Giới trẻ Thế giới nên được chọn là một trong những vị quan thầy bảo trợ cho nhiều kỳ đại hội này kể từ năm 2008.
Ðức Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II là vị giáo hoàng thứ 264 (1978-2005) của Giáo hội Công giáo. Ngài là giáo hoàng người Ba Lan duy nhất cho đến nay, và là giáo hoàng đầu tiên không phải là người Ý. Với lòng hăng say trong sứ vụ mục tử, ngài đã thăm 104 quốc gia, đi qua 700.000 dặm tương đương với 28 lần đường vòng quanh Trái Ðất, hay tương đương 3 lần từ Trái Đất đến Mặt Trăng. Ngài là vị Giáo hoàng đầu tiên đến Anh quốc, thăm ngôi đền Hồi giáo ở Syria, thuyết giảng trong buổi lễ tại một nhà thờ Tin Lành ở Áo (1983), bước vào đại hội đường Do Thái tại Roma (1986), thăm Rumania một nước Chính Thống giáo (1999), thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức giữa Vatican và Israel.
Ngài đã chủ tọa 15 Thượng Hội đồng Giám mục, ban hành 14 Thông điệp, 15 Tông huấn, 11 Tông hiến và 45 Tông thư. Ngài cũng đã ban hành cuốn Giáo lý của Giáo hội Công giáo…
Ngài đã xuất bản 5 cuốn sách: “Bước qua ngưỡng cửa Hy vọng” (10/1994); “Hồng ân và Mầu nhiệm” (11/1996); những bài suy niệm dưới hình thức thơ văn (3/2003); “Hãy đứng dậy, chúng ta cùng đi!” (5/2004); “Ký ức và căn tính” (02/2005).
Ngày 22/10 được Giáo hội chọn là lễ kính Thánh Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II
Ngài đã dành cho giới trẻ một chỗ đứng quan trọng trong trái tim Giáo hội, vì thế ngài thành lập Ngày Giới trẻ Thế giới kể từ năm 1985. 19 lần Ngày Giới trẻ Thế giới – diễn ra trong triều đại của ngài – đã quy tụ hàng triệu bạn trẻ trên khắp thế giới. Ngài cho rằng khởi điểm của Đại hội giới trẻ thế giới nằm trong cuộc tập họp người trẻ một cách rất tự nhiên khi họ đi theo Đức Giêsu tại Giêrusalem… Trẻ em và thanh niên mang cành lá đón rước Đức Kitô và tuyên dương Ngài: ‘Hoan hô con vua Đavit!’ Vì vậy, có thể nói rằng Chúa Giêsu hân hoan đi vào Giêrusalem là Ngày Giới trẻ Thế giới đầu tiên.
“Đừng sợ! Hãy mở rộng cửa cho Đức Kitô!” Ngay bài diễn văn thứ nhất, thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã bộc lộ tinh thần rất trẻ trung của ngài. Hôm nay đây, khi cùng nhau ngắm nhìn chân dung của ngài, chúng ta và các bạn trẻ hãy dâng lên Thiên Chúa tâm tình tri ân, cảm mến và chung tiếng thân thưa với ngài rằng: “Chúng con – những người trẻ rất biết ơn ngài.” Ngài là mẫu gương, là điểm kết nối, là nhân chứng, là vị thầy dạy người trẻ chúng con sự can đảm: “Đừng sợ! Hãy mở rộng cửa cho Đức Kitô!”
Lời của Ngài nói với các bạn trẻ năm 1993 trong diễn từ tại Denver, Colorado, nơi tổ chức Đại hội Giới Trẻ Thế giới:
Hỡi những người trẻ.
Chúa Kitô cần tới các con để thắp sáng địa cầu, để chỉ cho nhân loại ‘nẻo đường đi tìm sự sống (Ps. 16:11. Thách thức mới là các con cần phải thể hiện sự có mặt của Giáo hội Chúa bằng chính cuộc đời và lối sống cụ thể của các con. Các con hãy sắp sẵn trí khôn, tài năng, lòng nhiệt thành và tình thương của các con để đối diện với đời sống và phục vụ đời sống.
Các con đừng sợ xuống đường để đi tới những nơi công cộng như các thánh Tông Đồ xưa. Giờ không còn là thời điểm để các con xấu hổ vì Phúc Âm (cf. Rom. 1:16) Giờ là thời điểm để các con rao giảng từ trên mái nhà (cf. Mt. 10:27). Các con đừng sợ phá vỡ nếp sống tiện nghi và thói quen để chấp nhận thách đố: làm thế nào để khuôn mặt Chúa Giêsu được thế gian biết đến?…. (Diễn từ tại Denver, Colorado, nơi tổ chức Đại hội Giới Trẻ Thế giới năm 1993)
Giá: Liên hệ
Giá: Liên hệ
Giá: Liên hệ
Giá: Liên hệ
Giá: Liên hệ
Giá: Liên hệ
Giá: Liên hệ
Giá: Liên hệ