Cở Sở Điêu Khác Đá Huy Hùng

Tỉ mỉ trên từng nét chạm

  • 0918427359
  • huyhungstatue@gmail.com

0

Giỏ hàng

0 vnđ

Tượng Thánh Phero

  • Tượng Thánh Phero được điêu khắc từ Đá cẩm thạch trắng dương cát mịn nguyên khối 

    Kích thước theo yêu cầu của khách hàng

    Nguyên liệu Đá được khai thác từ vùng núi Quỳ Hợp, Nghệ An

    Tượng Thánh Phero được thực hiện bởi Cơ Sở Điêu Khắc Đá Mỹ Nghệ HUY HÙNG - Non Nước - Ngũ Hành Sơn - TP. Đà Nẵng

     

    Giá tùy thuộc vào kích thước của Tượng 

     

    Mọi chi tiết xin liên hệ:

    Cơ Sở Đá Mỹ Nghệ HUY HÙNG

    Hotline/Zalo/Viber: (+84) 0918427359

    Email: huyhungstatue@gmail.com

    Nhận thực hiện theo mọi yêu cầu của quý khách

    Chịu trách nhiệm vận chuyển tận nơi trong và ngoài nước

  • Giá: Liên hệ
  • Thông tin sản phẩm
  • Bình luận

"Anh là Phêrô, nghĩa là Tảng Ðá, trên tảng đá này,

Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi." (Mt 16,18)

 

Thánh Phêrô Giáo Hoàng đầu tiên của Giáo Hội - Bàn thờ chúa

 

Ông sinh tại Bethsaida, một thị trấn nhỏ thuộc miền Galilea, trên bờ hồ Tiberias, xứ Palestine. Ông đã có một người mẹ vợ chính thức được đề cập đến trong Kinh Thánh và được Chúa Giêsu chữa lành một cách kỳ diệu (Mátthêu 8:14-15, Luca 4:38, Máccô 1:29-31). Theo Clêmentê thành Alexandria[10] thì Phêrô đã lập gia đình, có những đứa con, vợ của ông đã chịu đau khổ và chịu tử vì đạo.

Tên khai sinh của ông là Simon. Về sau Chúa Giêsu đặt gọi ông là "Phêrô", theo tiếng La Tinh là "Petrus", mang nghĩa là tảng đá.

Thánh Phêrô và Thánh Anrê là hai anh em, họ cùng là ngư dân ở Caphácnaum, một vùng ven hồ Galilê. Thánh Anrê đã giới thiệu Ông với Chúa Giêsu, và khi gặp gỡ Chúa, Chúa Giêsu đặt cho Thánh Phêrô tên là Kê-pha (hay còn gọi là Phêrô) trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là “Đá” hay “Tảng đá”. Tên này được sử dụng để chỉ ý chí mạnh mẽ và vững chắc của Thánh Phêrô trong đức tin và sứ mạng của Ông.

Sau khi Chúa Giêsu gọi Ông trở thành môn đệ của Người và theo Chúa Giêsu thầy giáo trong cuộc sống và sứ mạng truyền giáo. Thánh Phêrô là một trong những người đầu tiên được Chúa Giêsu kêu gọi làm môn đệ. Cùng với Anrê, Gioan và Giacôbê, Ông là những người đầu tiên trở thành môn đệ của Chúa Giêsu. Ông luôn được xếp hàng đầu trong danh sách của mười hai Tông đồ. Tên của Ông luôn được nhấn mạnh và luôn được xếp đầu danh sách. Trong nhiều dịp, Thánh Phêrô đã nhấn mạnh danh phận của mình và thường nói nhân danh các tông đồ khác khi nói chuyện với Chúa Giêsu. Chúa cũng thường nói riêng với Ông những lời dạy khích lệ và cảnh báo đặc biệt.

 

Thánh Phêrô - Người nắm giữ chìa khóa nước trời

Trong Mátthêu, khi ở vùng Caesarea Philippi Chúa Giêsu hỏi các môn đệ về quan điểm dân chúng về Người. Ông trả lời rằng Người là Đấng Christ, con Thượng đế sống. Chúa Giêsu đáp lại và nói Phước cho anh Simon con Giôna, vì chẳng phải thịt xương đã khai báo cho anh, nhưng là Cha Ta ở trên trời mới khai báo. Và Ta nói cũng cho anh rằng anh là Ông Kêpha trên nền đá này Ta sẽ xây dựng Hội Thánh của Ta và cánh cửa âm phủ chẳng thể kền kệt nó. Ta sẽ trao cho anh chìa của Nước Trời. Anh gìn giữ trên trần gian những gì anh ràng buộc và giải thoát nó trong trời.

Trích dẫn này thể hiện sự uỷ quyền và định hình vai trò lãnh đạo của Ngài trong Giáo hội Kitô giáo. Ông được đặt tên là Kêpha (Phêrô), biểu trưng cho sự vững chắc và đáng tin cậy. Chúa Giêsu ủy quyền cho Thánh Phêrô - “chìa khóa Nước Trời “, một biểu tượng cho quyền hạn lãnh đạo và quản lý Giáo hội. Ông được giao trách nhiệm gìn giữ và hướng dẫn cộng đồng Kitô giáo trên trần gian.

 

Tượng Thánh Phêrô cao 250cm bằng Đá Cẩm Thạch, được điêu khắc bởi Huy Hùng

 

Đối với cộng đồng tín hữu Công giáo, bằng chứng quan trọng cho thấy Thánh Phêrô là lãnh đạo của Giáo hội do chúa Giêsu thiết lập được tìm thấy trong Kinh Thánh, câu Mátthêu 16, 17-39 và Gioan 21, 15-17.[14] Cụ thể, khi đến vùng kế cận thành Caesarea Philippi, ông đã tuyên xưng Giê-su là Con Thiên Chúa. Và cũng chính tại đây, ông đã được Chúa Giê-su đặt là người đứng đầu tuyên bố tính thiên sai của Chúa Kitô và làm nền móng cho Giáo hội:

 

"Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết: anh là Phê-rô, nghĩa là tảng đá, trên tảng đá này,

Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi.

Thầy sẽ trao cho anh chìa khóa Nước Trời: dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy;

dưới đất anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy."

— Matthew 16, 18-19.

 

 

Thánh Phêrô cầm hai chìa khóa. Một chìa vàng và một chìa bạc, tượng trưng cho ngày và đêm, biểu hiện cho người canh giữ toàn vẹn. Một chìa hướng lên và một chìa hướng xuống, ứng với trời và đất, cũng ứng với hai mặt thể xác và linh hồn. Thực thi lời Chúa dạy các môn đệ: “hãy cho họ ăn” (Lc 9, 13), của ăn phần xác và quan trọng hơn của ăn nuôi dưỡng linh hồn. Hai chìa khóa cũng mang dấu chỉ của những con người: “sống trong thế gian nhưng không thuộc về thế gian” (Ga 17, 14 – 15), sứ vụ của Thánh Phêrô thật lớn lao, vừa là người nguyện cầu vừa là người bảo đảm tính chất nguyên tuyền Lời của Chúa được thực hiện trong trần thế để đạt tới Nước Trời.

 

 

Chìa khóa Nước Trời là chính Thánh Giá Chúa. Thánh Gioan kim Khẩu chia sẻ về chiếc chìa khóa vạn năng: “Cây Thánh Giá là hy vọng của các Kitô hữu, là sự sống lại của kẻ chết, là sự hướng dẫn cho kẻ mù, là cây gậy cho người què, là sự an ủi cho kẻ nghèo khổ, là sự kềm hãm của kẻ giàu sang, là sự hành hạ đối với kẻ xấu xa, là sự chiến thắng ma quỷ, là kẻ chỉ đạo cho người thanh niên, là bánh lái cho những người vượt sóng, là cửa biển cho những kẻ đi xa, là thành lũy cho những kẻ bị vây hãm”. Người cầm chìa khóa Nước Trời cũng là người mang lấy Thánh Giá Chúa để trả lời cho niềm hy vọng của nhân loại.


Chìa khóa của sự khôn ngoan. “Sự điên rồ của Thiên Chúa còn hơn sự khôn ngoan của loài người, và sự yếu đuối của Thiên Chúa còn mạnh hơn sức mạnh của loài người” (1 Cor 1:25). Chúa chọn người như Phêrô để làm đá tảng xây dựng Giáo Hội. Như cách thế Chúa vẫn dùng người: “vì Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn” (Mt 11, 25) và lòng yêu mến Chúa là sự khôn ngoan đích thực để Thánh Phêrô được đặt làm trụ cột “Thầy biết, con yêu mến Thầy” (Ga 2, 15).

 

 

Sản phẩm cùng loại