14-05-2024 6:24PM
logo
slide menu Home About News Product Shoppingcart Album Contact VN EN
Mẩu đá tự nhiên
Tìm kiếm
 Tên sản phẩm

Nhóm sản phẩm

 Mã sản phẩm


Hỗ trợ trực tuyến:
Hỗ trợ trực tuyến 1 Hỗ trợ trực tuyến 2
Đang online: 140
Lượt truy cập: 3.655.840

Giáo dục Việt Nam khó có một Mozart hay David Beckham
hững năm gần đây, sự nở rộ các trường dân lập, tư thục và quốc tế trên toàn quốc được xem như là dấu hiệu cho sự mở cửa của nền giáo dục Việt Nam.
Bên cạnh phương pháp giáo dục coi học toán và văn là tư duy chủ đạo thì một số mô hình giáo dục mới mẻ như Giáo dục phát triển toàn diện với thuyết đa trí thông minh, mô hình lấy học sinh làm trung tâm, mô hình giáo dục trẻ bằng kỷ luật tích cực…bắt đầu xuất hiện.
 
Thạc sĩ Trịnh Minh Giang – Giám đốc giáo dục Hệ thống Giáo dục Hà Nội VIP  - đã chia sẻ về những trăn trở giữa sự giao thoa về hai nền giáo dục này.
 
Tốt nhưng chưa đầy đủ
 
Thường thì tôi chỉ nói về thuyết đa trí thông minh khi giới thiệu mô hình giáo dục của Hanoi VIP School với các đối tác, đồng nghiệp hay các bậc phụ huynh chứ ít khi có dịp nói với bạn bè mình những gì tôi đang và muốn làm đối với giáo dục phổ thông hiện nay.
 
Có lẽ để nói một cách rõ ràng về nền giáo dục của ta hiện nay thì rất khó diễn đạt một cách chuẩn xác. Tôi chỉ có thể nói về một sự giao thoa giữa hai cách giáo dục cũ và mới, ta và Tây – đó là cách giáo dục chỉ thiên về tư duy logic (toán) và tư duy ngôn ngữ (văn) và cách giáo dục phát triển đa trí thông minh.
 
Nói về cách giáo dục truyền thống từ xưa đến nay, thế hệ cuối 7x của tôi trở về trước, hay thậm chí từ những năm đầu của giới 8x, hầu hết đều thấy mình được hưởng một nền giáo dục có thể tốt nhưng không đầy đủ. Chúng tôi được gọi là thông minh nếu ở trường chúng tôi được điểm tốt, nghe lời thầy cô một cách thụ động.
 
Cách giáo dục ấy khiến tôi không thể được điểm cao trong kỳ thi vào đại học nếu tôi không đi học trong lò luyện, khiến tôi chẳng biết mình có năng khiếu gì cho đến hết lớp 12, và khiến chân tay tôi trở nên gượng gạo mỗi khi phải thuyết trình điều gì đó trước một số đông người bởi đơn giản trước đó chẳng có kinh nghiệm được làm như vậy. Ba mẹ tôi còn chẳng một lần có cơ hội được xem con mình “thể hiện”, dù đó là khi đá bóng, biểu diễn hay đơn giản là được nhận phần thưởng về thành tích học tập.
 
Gia đình – nhà trường – xã hội khi ấy chỉ là một mối quan hệ lỏng lẻo khi cha mẹ chỉ biết bắt con ngồi vào ghế học bài và nắm tình hình qua cuốn sổ liên lạc hàng tháng. Nhà trường không cập nhật nhu cầu mà xã hội đòi hỏi từ người công dân đương thời khiến cho học sinh hoàn toàn bỡ ngỡ với cuộc sống khi rời ghế phổ thông.
 
 
Tính cấp thiết của một mô hình giáo dục mới
 
Một mô hình giáo dục tốt, ở đây tôi chỉ dám sử dụng chữ tốt chứ chưa khẳng định là hoàn hảo, đối với tôi là một mô hình tạo được môi trường phát triển toàn diện cho mỗi cá thể học sinh. Chưa đầy chục năm trở lại đây, thuyết đa trí thông minh được nhắc đến thường xuyên hơn ở Việt Nam, khi nhiều người nhận ra rằng giỏi toán hay giỏi văn cũng giống như giỏi đá bóng, giỏi âm nhạc đều là những loại hình trí thông minh cần được chú ý và phát triển một cách cân đối.
 
Những nhận định về một nền giáo dục toàn diện trên khắp các diễn đàn giáo dục trong nước xuất hiện ngày một nhiều, ở tất cả các cấp độ cho thấy tính cấp thiết của một mô hình giáo dục mới. Những cuốn sách như Trí tuệ xúc cảm (Emotional Intelligence), 7 loại hình thông minh (7 kinds of smart) hay Một tư duy hoàn toàn mới (The whole new mind) được dịch và xuất bản cũng là sự khẳng định về nhận thức mới trong giáo dục.
 
Tôi vẫn hay lấy ví dụ về Wolfgang Mozart với những tác phẩm âm nhạc kiệt xuất hay David Beckham cùng năng khiếu đá bóng tuyệt vời. Họ là những điển hình trí tuệ mà một nền giáo dục chỉ rèn luyện toán và ngôn ngữ sẽ khó lòng có được.
 
 
Hãy thử nhìn xung quanh ta, trong môi trường công việc, có mấy khi ta được khen là “giỏi toán” và “viết văn rất hay”. Người ta được chú ý thường bởi khả năng giao tiếp, khả năng thuyết phục, khả năng giải quyết vấn đề hay năng lực sáng tạo vốn trải qua quá trình rèn luyện đã trở thành những kỹ năng. Không phải tự nhiên mà một cá nhân nhiều tài lẻ lại thường hay trở thành trung tâm của tập thể.
 
“Năng khiếu và kỹ năng, nếu được rèn luyện từ sớm thì sẽ hoàn thiện từ sớm”. Đó là triết lý khiến tôi tâm đắc với slogan của Hanoi VIP School: “Khởi đầu chuẩn mực, vững bước tương lai”.
 
Chúng tôi không tạo ra các chuẩn mực giáo dục, chúng tôi tạo ra một môi trường giáo dục mà ở đó các em có điều kiện phát triển các thiên hướng của mình, không chỉ là toán, ngôn ngữ hay khoa học mà còn âm nhạc, mỹ thuật, thể chất cùng các kỹ năng sống và làm việc cần thiết. Cần thiết không chỉ cho các em mà cho cả xã hội. Mỗi cá nhân chỉ có thể khẳng định được mình nếu được tạo điều kiện. Mỗi học sinh chỉ có thể học cách khẳng định mình một cách tốt nhất nếu được tạo môi trường trải nghiệm.
 
Tư duy ấy không chỉ thể hiện qua từng môn học mà còn thể hiện khi toàn bộ học sinh được khuyến khích lên sân khấu qua mỗi chương trình biểu diễn hay được khuyến khích tham gia ngày hội thể thao và đi tập huấn kỹ năng mỗi học kỳ. Chúng tôi cũng khuyến khích và tạo điều kiện để các bậc phụ huynh tham gia và chứng kiến sự thể hiện của học sinh qua từng sự kiện. Có thể thấy rõ sự có mặt của cha mẹ hay ông bà có tác dụng tích cực như thế nào trong việc khích lệ các em tự thể hiện mình.
 
Theo Trịnh Minh Giang
Vipschool

Các tin khác
CƠ SỞ SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH ĐÁ MỸ NGHỆ HUY HÙNG
Văn phòng: 262 Nguyễn Duy Trinh, P. Hòa Hải, Q. Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng
Nhà xưởng: 01 Quán Khái 11, Khu sản xuất 10, Làng Đá Mỹ Nghệ Non Nước, P. Hòa Hải, Q. Ngũ Hành Sơn, Tp. Đà Nẵng
Mã số thuế : 0401137989
Hotline: 0919 316 456 - 0918427359 - Fax: (+84) 0236 3981 172 ; Email: sales@huyhung.com - doantrangdn@gmail.com